IMPLANT ĐĂNG LƯU

< 877 Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, TP. Thủ Đức >

Mọc răng khôn khi mang thai nên xử lý như thế nào?

Theo dõi trên:

Mọc răng khôn khi mang thai xử lý như thế nào? Tôi đang mang thai nhưng không may bị mọc răng khôn. Tình trạng đau nhức kéo dài khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Không biết mang thai có nên nhổ răng không khôn, tôi phải làm gì? Mong sớm nhận được tư vấn từ bác sĩ! (Thu Hà – Quận 5, Tp HCM)

Chào Thu Hà!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề mọc răng khôn khi mang thai cùng những trở ngại mình đã gặp phải về tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu. Để giúp bạn hiểu rõ cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ xin đưa ra các thông tin tư vấn dưới đây:

Thông tin về răng khôn

Răng khôn, còn được gọi là “răng hàm số ba”, là loại răng cuối cùng mọc ra trong quá trình phát triển của hàm răng của con người. Thông thường, răng khôn bắt đầu mọc từ khoảng 17 đến 25 tuổi, tùy thuộc vào từng người.

Răng khôn nằm ở phía cuối của hàng răng trong hàm trên và dưới. Mỗi hàm răng thường có bốn răng khôn (một trong mỗi góc), tạo ra tổng cộng tám răng khôn trong miệng.

Mọc răng khôn khi mang thai nên xử lý như thế nào? 1
Răng khôn mọc gây đau nhức dữ dội*

Tuy nhiên, không phải người nào cũng có đủ không gian trong hàm răng để răng khôn mọc ra một cách hoàn hảo. Do đó, mọc răng khôn không phải lúc nào cũng suôn sẻ và có thể gây ra một số vấn đề nha khoa. Có thể xảy ra tình trạng răng khôn nằm ngang, không mọc ra hoặc mọc lệch hướng.

Các biểu hiện mọc răng khôn thường gặp

Mọc răng khôn là quá trình thường diễn ra khi bạn nằm trong độ tuổi từ 18 – 25, có thể muộn hơn hoặc sớm hơn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, dù mọc sớm hay muộn, răng khôn cũng mang lại nhiều phiền toái như: đau nhức dữ dội, hôi miệng, sưng nướu, nóng sốt, ăn uống khó khăn…

Quá trình mọc răng khôn bên cạnh mang lại cảm giác phiền phức còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng như gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… dẫn tới mất răng, ảnh hưởng sức khỏe. Nhất là khi quá trình mọc răng khôn xuất hiện các biến chứng như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang.

Mọc răng khôn khi mang thai nên xử lý như thế nào? 2
Thăm khám và theo dõi quá trình mọc răng khôn tại nha khoa*

Theo thống kê, cứ 100 người mọc răng khôn thì có tới 70 người gặp phải các biến chứng trên, và 35 – 40 người trong số đó được chỉ định nhổ răng để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Nhổ răng khôn được chỉ định có người có tình trạng sức khỏe tốt, cơ địa hoàn chỉnh và ổn định. Vậy mọc răng khôn khi mang thai thì phải làm sao?

Cách xử lý mọc răng khôn khi mang thai an toàn

Khi mang thai, cơ địa người mẹ thường biến đổi bất thường. Nếu không may bị mọc răng khôn khi mang thai, có thể bạn phải đối mặt với nhiều phiền toái hơn. Không chỉ vậy, thai phụ được các nha sĩ khuyến cao không nên áp dụng nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, thay vào đó, mẹ bầu có thể tận dụng các mẹo giảm đau răng khôn tại nhà, đồng thời áp dụng cho mình chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý để có quá trình mọc răng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc thăm khám và theo dõi quá trình mọc răng khôn tại trung tâm nha khoa là điều rất cần thiết. Cách này giúp bác sĩ kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý an toàn khi các biến chứng diễn ra.

Cách xử lý mọc răng khôn khi mang thai 3
Cách xử lý mọc răng khôn khi mang thai *

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của bác sĩ chuyên khoa, Thu Hà đã nắm rõ mọc răng khôn khi mang thai cần phải làm gì là an toàn nhất. Hãy sớm thực hiện thăm khám, kiểm tra và theo dõi quá trình mọc răng khôn, đồng thời nhận chỉ định cụ thể từ nha sĩ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN