IMPLANT ĐĂNG LƯU

< 877 Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, TP. Thủ Đức >

Tìm hiểu những thông tin về niềng răng khi mang thai

Theo dõi trên:

niềng răng khi mang thai"}" data-sheets-userformat="{"2":14464,"10":2,"14":[null,2,0],"15":"Times New Roman","16":14}">Niềng răng khi mang thai là vấn đề bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa ra quyết định có nên niềng răng hay không. Khi răng gặp phải các tình trạng khuyết điểm như răng lệch lạc, hô móm, răng thưa thì niềng răng sẽ là giải pháp giúp bạn khắc phục hiệu quả. Vì thời gian niềng răng khá dài và tính thẩm mỹ trong quá trình đeo khí cụ lại không cao nên nhiều người muốn kết hợp thời gian nghỉ ngơi khi mang thai để chỉnh nha. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin về niềng răng chỉnh nha khi mang thai và chi phí niềng răng. Ngoài ra hãy cùng tìm hiểu niềng răng bao lâu.

Trong quá trình mang thai, cơ thể chúng ta sẽ có rất nhiều thay đổi khiến bạn mệt mỏi hơn. Việc niềng răng khi mang thai cần tìm hiểu thật kĩ, nếu muốn thực hiện niềng răng cần trực tiếp hỏi ý kiến của bác sĩ và nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín.

Tìm hiểu những thông tin về niềng răng khi mang thai 1
Tìm hiểu niềng răng khi mang thai*

Có nên niềng răng khi mang thai?

Niềng răng thực chất sẽ không gây ra căng thẳng nào đối với phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi. Niềng răng không sử dụng thuốc gây mê hay các loại thuốc uống hàng ngày. Ngoài ra, niềng răng không xảy ra quá trình xâm lấn răng thật, không tác động đến nướu lợi, xương hàm hay dây thần kinh. Thế nhưng, trên thực tế các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên niềng răng sau khi sinh con, vì niềng răng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như sau:

  • Thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1, 5 năm cho đến 2 năm, tần suất tái khám định kỳ từ 2-3 tuần/ lần. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai bạn sẽ không tiện để đi lại thăm khám, việc niềng răng sẽ bị trì hoãn, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Tìm hiểu những thông tin về niềng răng khi mang thai 2
Nếu muốn niền g răng trong quá trình mang thai phải hỏi ý kiến bác sĩ*
  • Trước khi niềng răng, thông thường bạn phải tiến hành chụp x-quang để xác định mức độ sai lệch của răng. Việc chụp x-quang không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai.
  • Ở giai đoạn đầu của niềng răng, việc không quen sử với lực siết của khí cụ niềng răng sẽ khiến bạn giác đau nhức, ăn uống khó khăn hơn. Trong quá trình niềng răng, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, việc ăn kiêng nhiều loại thức ăn thì dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tìm hiểu những thông tin về niềng răng khi mang thai 3
Niềng răng có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn*
  • Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm trong quá trình mang thai như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có nên niềng răng khi mang thai hay không, bở nó có thể gây ra không ít phiền phức cho bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Làm gì khi đang niềng răng lại mang thai?

Nếu đang trong quá trình niềng răng mà bạn mang thai thì việc bạn cần làm là trao đổi với bác sĩ để có phương pháp nắn chỉnh răng phù hợp. Cứ trung bình 2 đến 4 tuần bạn phải quay lại nha khoa để bác sĩ thăm khám, vệ sinh răng miệng và thay đổi lực siết cho phù hợp.

Tìm hiểu những thông tin về niềng răng khi mang thai 4
Hãy niềng răng sau khi sinh con để đảm bảo an toàn*

Trong trường hợp nếu nhận thấy tình hình sức khỏe không tốt thì có thể dừng lại quá trình niềng răng khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu sức khỏe của bạn bình thường, bác sĩ sẽ cho phép tiếp tục thực hiện niềng răng. Ở vào những giai đoạn cuối thai kì, bạn cần phải theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng để tránh làm ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Qua những thông tin niềng răng khi mang thai mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Nếu có nhu cầu niềng răng trong giai đoạn mang thai, các bạn hãy đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN