IMPLANT ĐĂNG LƯU

< 877 Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, TP. Thủ Đức >

Răng khôn mọc khi nào? Những trường hợp răng khôn mọc

Theo dõi trên:

Răng khôn mọc khi nào? Nhin thấy các bạn mọc răng khôn khá khổ sở nên em cũng hơi lo lắng. Em năm nay đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn chưa phải đối mặt với tình trạng mọc răng khôn nào. Không biết khi nào thì răng khôn mới mọc lên và chúng mọc lên như thế nào. Rất mong được bác sĩ chia sẻ các thông tin trên đây. (Diệu Nhi – Nha Trang)

Chào Diệu Nhi!

Cảm ơn bạn đã chia sẻ vấn đề răng khôn mọc khi nào mà mình đang quan tâm về tại trung tâm nha khoa. Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây ra nhiều phiền toái trong quá trình mọc. Để giúp bạn hiểu hơn thông tin về loại răng này cũng như hiểu rõ răng khôn mọc khi nào, nha khoa xin được giải đáp như sau:

Răng khôn mọc khi nào? Những trường hợp răng khôn mọc 1
Răng khôn thường mọc rất muộn*

Răng khôn mọc khi nào?

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà răng khôn mọc vào những thời điểm khác nhau. Có người mọc răng khôn sớm, có người mọc trễ, thông thường chiếc răng loại này mọc khoảng vào độ tuổi 18 – 25. Những người dậy thì sớm, độ tuổi mọc răng có thể vào 14 – 15 tuổi, một số ít sau 30 tuổỉ mới mọc răng khôn.

Trên thực tế, các mầm răng khôn xuất hiện lúc khoảng 5 tuổi và lớp men răng này được tạo thành từ lúc 8 tuổi – 12 tuổi. Chúng bắt đầu mọc nhú lên từ lúc 16 tuổi – 21 tuổi. Để răng khôn mọc hoàn thiện cũng mất ít nhất 4 – 5 năm. Như vậy, một chiếc răng khôn có hình dạng cuối cùng, có rễ hẳn hoi phải đến tuổi 25 hoặc có thể muộn hơn.

Răng khôn mọc khi nào? Những trường hợp răng khôn mọc 2
Mọc răng khôn gây đau nhức*

Những trường hợp răng khôn mọc

Theo các chuyên gia nha khoa, răng khôn có thể chia thành 4 dạng mọc. Tùy thuộc vào dạng mọc để bác sĩ quyết định có nên giữ lại răng này hay nhổ bỏ chúng đi để ngăn ngừa các nguy cơ về răng miệng.

Răng khôn mọc thẳng

Với trường hợp này, răng khôn mọc thuận lợi, không gây ảnh hưởng đến các răng khác, đảm bảo được chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, răng khôn là răng trong cùng trên cung hàm nên rất khó vệ sinh và lấy đi thức ăn thừa, mắc ở kẽ răng. Bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ càng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng, loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng.

Răng khôn mọc lệch

Vì khoảng trống trên cung hàm còn khá hẹp, không đủ chỗ để răng khôn mọc một cách bình thường nên chúng mọc theo nhiều hướng lệch lạc khác nhau. Trường hợp khả quan nhất trong các dạng răng khôn mọc lệch là khi răng mọc lệch góc nhỏ hơn 45 độ. Khi đó chiếc răng thường vẫn mọc được lên nhưng đến một thời điểm khác sẽ tì vào răng hàm kế bên, gây xô lệch nhóm răng kế cận. Trong trường hợp xấu có thể gây xô lệch cả răng hàm.

Răng khôn mọc khi nào? Những trường hợp răng khôn mọc 3
Các dạng mọc răng khôn thường gặp*

Răng khôn mọc ngang

Đây là tình trạng mọc lệch nghiêm trọng của răng khôn. Theo đó, răng mọc theo hướng đâm vào má, hay mọc ngược về phía dưới. Biến chứng này diễn ra âm thầm dưới lợi, bệnh nhân không hề hay biết mình đang mọc răng khôn, có thể không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, trường hợp này rất nguy hiểm cho xương hàm, có thể gây tiêu xương, hay thậm chí tạo thành một nang xương hàm, lâu dài có thể chuyển thành u ác tính.

Lợi trùm răng khôn

Lợi trùm răng khôn xảy ra khi một phần nướu đè lên phía trên đầu răng khôn làm chúng khi mọc không thể trồi hẳn lên được. Tại vùng nướu bị răng khôn kích thích gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy dẫn đến viêm lợi trùm. Nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận, vùng lợi này mưng mủ, chứa dịch, gây ra hôi miệng và nhiễm trùng. 

Răng khôn mọc khi nào? Những trường hợp răng khôn mọc 4
Một số trường hợp mọc răng khôn được chỉ định nhổ bỏ*

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc răng khôn mọc khi nào nha khoa muốn gửi đến bạn Diệu Nhi. Quá trình mọc răng khôn diễn ra khá lâu và có nhiều biến động. Do vậy, khi răng khôn bắt đầu nhú lên, bạn nên theo dõi quá trình này tại nha khoa để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề xảy ra, nhằm ngăn chăn các nguy cơ răng miệng do các biến chứng mọc răng gây ra, đảm bảo duy trì ổn định tình trạng sức khỏe nha khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN